9:00am - 20:00pm

Thứ hai - Chủ nhật

GỌI CHO CHÚNG TÔI:
0901 24 77 88

Quy trình cấy ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu

Quy trình cấy ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu

Cấy ghép tế bào gốc tạo máu là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn để khôi phục khả năng tạo máu và các tế bào miễn dịch của cơ thể.

Cấy ghép tế bào gốc tạo máu là gì?

Cấy ghép tế bào gốc tạo máu là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn để khôi phục khả năng tạo máu và các tế bào miễn dịch của cơ thể. Tế bào gốc tạo máu (HSC) có thể phát triển thành bất kỳ loại tế bào nào trong số ba loại tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu hoặc tiểu cầu. Các tế bào được sử dụng trong cấy ghép có thể đến từ ba nguồn:
● Tủy xương
● Máu ngoại vi
● Máu cuống rốn được thu thập từ cuống rốn và nhau thai sau khi em bé được sinh ra. Máu cuống rốn và nhau thai chứa một số lượng lớn các tế bào gốc tạo máu, được sàng lọc, đông lạnh và lưu trữ tại ngân hàng tế bào gốc để sử dụng trong tương lai.

Điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị liều cao có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng đối với các tế bào tạo máu trong tủy, xương xốp (spongy bone). Bệnh nhân bị bệnh bạch cầu, ung thư hạch, u tủy, hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS), hoặc các bệnh ung thư máu khác sau khi điều trị hóa trị hoặc xạ trị liều cao có thể cấy ghép tế bào gốc để khôi phục hệ miễn dịch. Bệnh nhân mắc một số rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc rối loạn tủy xương cũng có thể được hưởng lợi từ việc cấy ghép tế bào gốc.

Quy trình cấy ghép tế bào gốc điều trị ung thư máu

Bước 1: Bệnh nhân sẽ được khám và xét nghiệm trước khi cấy ghép. Trong quá trình nằm viện, bác sĩ sẽ đặt một ống vào tĩnh mạch lớn ở ngực của người bệnh. Ống này được gọi là catheter tĩnh mạch trung ương. Nó cho phép bác sĩ dễ dàng truyền dịch hoặc lấy máu để xét nghiệm.

Bước 2: Để giúp cơ thể người bệnh chuẩn bị cấy ghép, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân liều hóa trị cao và có thể là xạ trị. Phương pháp điều trị này sẽ giúp phá hủy các tế bào gốc bị hư hỏng trong tủy xương. Nó cũng ức chế hệ miễn dịch của cơ thể để không tấn công các tế bào gốc mới sau khi ghép. Một số người có thể thực hiện nhiều hơn một chu kỳ hóa trị trước khi cấy ghép.

Bước 3: Thủ thuật cấy ghép tế bào gốc giống như truyền máu. Trong quá trình cấy ghép, bác sĩ sẽ đưa tế bào gốc vào máu của người bệnh qua đường tĩnh mạch trung tâm. Một khi các tế bào gốc vào trong cơ thể, nó sẽ đi đến tủy xương và bắt đầu tạo ra hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu mới.

Ghép tế bào gốc tạo máu góp phần chữa bệnh bằng cách:
● Phục hồi tủy xương sau điều trị diệt tủy loại trừ ung thư;
● Thay thế tủy xương bất thường bằng tủy xương bình thường ở các rối loạn huyết học không ác tính.

Dù có một vài hình thức điều trị ung thư bằng ghép tế bào gốc, song tất cả đều được phân làm 2 dạng chính:
1. Ghép tế bào gốc tự thân (autologous stem cell transplantation): Cấy ghép trở lại các tế bào gốc của chính người bệnh.
2. Ghép tế bào gốc đồng loại hay dị ghép (allogenic stem cell transplantation): Cấy ghép các tế bào gốc của thân nhân hoặc người hiến tặng phù hợp.

Bước 4: Sau cấy ghép, người bệnh được theo dõi trong vòng 6 tháng để điều trị hoặc dự phòng nhiễm trùng và bệnh ghép chống chủ (GVHD). Người bệnh thường sẽ phải dùng thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch để ngăn các tế bào T của người cho khỏi phản ứng với các phân tử HLA người nhận. Cơ thể người bệnh sau khi cấy ghép tế bào gốc máu cần được theo dõi sát sao vì hệ thống miễn dịch chưa ổn định, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Tầm quan trọng của việc lưu trữ tế bào gốc cuống rốn cho bé

Chủ động lưu trữ nguồn tế bào gốc từ cuống rốn trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết, đề phòng được rủi ro trong tương lai khi đứa bé cần điều trị bệnh. Lưu trữ tế bào gốc giúp mang lại một số lợi thế khi sử dụng tế bào gốc máu cuống rốn tự thân thay vì máu ngoại vi hoặc tủy xương của người hiến:

✔️ Tính khả dụng

Người bệnh có tế bào gốc được lưu trữ trong ngân hàng máu cuống rốn sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc để tìm kiếm nguồn tế bào gốc phù hợp.

✔️ Phù hợp HLA (kháng nguyên bạch cầu người)

Nếu người bệnh có lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn thì quá trình cấy ghép tế bào gốc máu tự thân sẽ đảm bảo HLA phù hợp hoàn toàn. Sự phù hợp HLA giữa bệnh nhân và Đơn vị máu cuống rốn càng cao, quá trình cấy ghép càng hiệu quả.

✔️Bệnh ghép chống chủ (GVHD)

Lưu trữ tế bào gốc giúp người bệnh có sẵn nguồn tế bào gốc máu tự thân, tránh được tình trạng bệnh ghép chống chủ.

✔️ Nguy cơ bệnh truyền nhiễm

Tế bào gốc máu cuống rốn của bệnh nhân được lưu trữ tại ngân hàng đã trải qua quá trình xét nghiệm và sàng lọc cẩn thận. Vì vậy, mẫu tế bào gốc được sử dụng cấy ghép đảm bảo không mang bệnh truyền nhiễm từ thời điểm bắt đầu lưu trữ.

✔️ Hiệu quả sau điều trị

Nếu người bệnh có lưu trữ mô cuống rốn, hiệu quả của toàn bộ quá trình ghép tế bào gốc tạo máu càng cao hơn vì tế bào gốc trung mô từ cuống rốn có tác dụng điều hòa miễn dịch, hạn chế được nhiễm trùng, nâng cao thể trạng của người bệnh sau cấy ghép.

Do đó, khi lưu trữ tế bào gốc cần thiết phải lưu trữ cả máu cuống rốn và mô cuống rốn. Vì cả hai loại đều cần cho việc điều trị (cấy ghép tế bào gốc tạo máu) trong tương lai. Máu cuống rốn (HSC) giúp bổ sung máu và tái tạo hệ miễn dịch. Mô cuống rốn (MSC) giúp nâng cao thể trạng, điều hòa miễn dịch, hạn chế nhiễm trùng sau cấy ghép.

Nguồn: lls.org

__________________________________________________

Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc Cryoviva Việt Nam

Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc Cryoviva Việt Nam theo công nghệ chuyển giao từ nước ngoài đầu tiên được Bộ y tế cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Với đội ngũ bác sĩ, y tá và chuyên viên tư vấn lành nghề luôn sẵn sàng hỗ trợ lấy mẫu trên khắp 63 tỉnh thành. Cùng với các quyền lợi đi kèm, như:
✓  Chi phí luu trữ chỉ từ 3 triệu đồng/tháng trong 12 tháng
✓  Miễn phí vận chuyển trên toàn Việt Nam
  Đền bù gấp 3 lần khi xảy ra rủi ro đối với mẫu lưu trữ.

Cryoviva Vietnam chuyên môn hoá lưu trữ và nuôi cấy tế bào với công nghệ tiên tiến nhất nhằm. Đảm bảo chất lượng tế bào theo tiêu chuẩn Phòng sạch Cleanroom Class 100 & 100.000 và phối hợp với các bệnh viện nghiên cứu lâm sàng, đưa tế bào gốc ứng dụng vào điều trị.

Leave a Comment





Hotline: 0901 24 77 88