9:00am - 20:00pm

Thứ hai - Chủ nhật

GỌI CHO CHÚNG TÔI:
0901 24 77 88

5 Điều các mẹ bầu cần chuẩn bị trước khi sinh

5 Điều các mẹ bầu cần chuẩn bị trước khi sinh

Hành trình sinh nở của mỗi người phụ nữ đều sẽ gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Vì vậy, các mẹ bầu cần chuẩn bị nhiều thứ trước khi, giúp việc sinh nở diễn ra một cách dễ dàng hơn

1. Lên kế hoạch cho hành trình sinh nở

Hành trình sinh nở của mỗi người phụ nữ đều sẽ gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ. Vì vậy, việc các mẹ bầu tự lên kế hoạch chi tiết sẽ giúp việc sinh nở diễn ra một cách dễ dàng hơn, mặc dù có thể thực tế sẽ khác so với dự định trong kế hoạch. Những câu hỏi cần được trả lời một cách chi tiết để các mẹ không cảm thấy choáng ngợp khi chúng xảy ra như:
     – Sinh ở bệnh viện nào?
     – Bác sĩ đỡ sinh là ai?
Lưu trữ tế bào gốc ở đâu?
     – Giỏ đồ đi sinh cần những gì?
     – Chăm sóc bản thân và con sau khi sinh như thế nào?

2. Tham gia các lớp học tiền sản

Điều mà các ông bố bà mẹ khi mang thai con đầu lòng vẫn hay quên đó chính là tham gia các lớp học tiền sản, trong khi đó việc tham gia những lớp học tiền sản là điều hoàn toàn cần thiết. Khi tham gia, các mẹ sẽ được học về kinh nghiệm sinh nở, hướng dẫn cách thở khi chuyển dạ, nhận biết thời điểm nhập viện…

Đừng quên rủ chồng của các mẹ theo nhé vì khi cùng tham gia anh ấy sẽ học được cách chăm sóc cho các mẹ trước và sau khi sinh. Trang bị kiến ​​thức vững chắc về sinh con trong lớp học tiền sản giúp các ông bố bà mẹ khi mang thai con đầu lòng bớt lo lắng và sẵn sàng bước sang một giai đoạn mới: Hành trình làm bố mẹ đầy thú vị.

3. Lựa chọn giữa sinh thường và sinh mổ

Khi các mẹ thực hiện siêu âm, khám và xét nghiệm toàn diện trong cả ba tam cá nguyệt, ngay tại thời điểm đó các mẹ đã có thể xác định được mình sẽ sinh thường qua ngã âm đạo hay sinh mổ.

Hình thức sinh thường qua ngã âm đạo của mẹ luôn là hình thức được các bác sĩ ưu tiên vì nó an toàn cho em bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như đẻ kéo dài, em bé quá lớn so với tuổi thai,… thì việc sinh ngả âm đạo có thể dẫn đến những biến chứng nhỏ như nhiễm trùng, rách tầng sinh môn,… Những biến chứng này có thể được khắc phục một vài tuần sau khi sinh. Nếu rủi ro lớn hơn lợi ích liên quan đến việc sinh ngả âm đạo, bác sĩ sẽ đề nghị mổ lấy thai.

Hình thức sinh mổ sẽ được bác sĩ đề nghị khi vị trí sinh không thuận lợi (ngôi mông) hoặc các rủi ro khác đối với thai kỳ nếu các mẹ muốn sinh thường. Ngược lại, nếu các mẹ muốn mổ lấy thai khi chuyển dạ tự nhiên, hãy để bác sĩ quyết định phương pháp sinh. Dù lựa chọn cuối cùng là gì thì mục tiêu vẫn là đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ và bé.

4. Kiểm soát cân nặng

Tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai làm tăng nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và bé, chẳng hạn như sinh ra một em bé lớn hơn nhiều so với mức bình thường (chứng macrosomia bào thai). Trong thời gian này, mẹ phải đối mặt với các nguy cơ như:
     – Tăng huyết áp thai kỳ
     – Đái tháo đường thai kỳ
     – Chuyển dạ kéo dài
     – Khó sinh
     – Buộc phải sinh mổ hoặc sinh trước ngày dự sinh
     – Tăng nguy cơ hình thành cục máu đông ở thời kỳ hậu sản
     – Thừa cân sau sinh

Mức tăng cân khuyến nghị dành cho các mẹ như sau:
     – Với các mẹ bầu thiếu cân (BMI < 18,5): Cần tăng từ 13 – 18kg
     – Với các mẹ bầu có cân nặng bình thường (BMI từ 18,5 – 22,9): Tăng từ 11 – 16kg
     – Với các mẹ bầu thừa cân (BMI từ 23 – 29,9): Nên tăng khoảng 7 – 11kg
     – Với các mẹ bầu béo phì (BMI > 30): Chỉ nên tăng từ 5 – 9kg

5. Chuẩn bị kỹ tâm lý trước khi sinh

Đối với các bà mẹ, sinh nở là khoảng thời gian ghi lại các khoảnh khắc khó quên, tuy vất vả nhưng kết quả sau hành trình ấy lại rất “ngọt ngào”. Để hoàn thành quá trình chuyển dạ kéo dài 8 – 10 tiếng, có khi lên đến vài ngày, đòi hỏi người mẹ phải có đầy đủ sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy, càng gần đến ngày sinh, các mẹ càng cần chuẩn bị tâm lý để không bị bất ngờ trước những điều sắp xảy đến. Đây là điều kiện tiên quyết để ngăn ngừa chứng trầm cảm sau sinh mà nhiều mẹ gặp phải. Nếu có thể, hãy tham khảo thật nhiều kinh nghiệm của các mẹ đi trước về các cơn co thắt và cách xử trí để vượt cạn thành công.

Ngoài ra, đừng quên rằng mình đang sắp trở thành một người mẹ, chăm sóc con cái chiếm hầu hết thời gian và sức lực. Vì thế, cuộc sống hôn nhân của các mẹ gần như bị đảo lộn. Nếu không chuẩn bị tâm lý, các mẹ sẽ rất dễ rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm sau sinh.

_________________________________________________

Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc Cryoviva Việt Nam

Ngân hàng lưu trữ tế bào gốc Cryoviva Việt Nam theo công nghệ chuyển giao từ nước ngoài đầu tiên được Bộ y tế cấp phép hoạt động tại Việt Nam.

Cryoviva Vietnam chuyên môn hoá lưu trữ và nuôi cấy tế bào với công nghệ tiên tiến nhất nhằm đảm bảo chất lượng tế bào và phối hợp với các bệnh viện nghiên cứu lâm sàng, đưa tế bào gốc ứng dụng vào điều trị.

Chi phí lưu giữ tế bào gốc máu cuống rốn tại Cryoviva Việt Nam năm đầu tiên có giá 35,5 triệu đồng – hỗ trợ khách hàng thủ tục trả góp chỉ từ 3 triệu mỗi tháng, thanh toán trong 12 tháng.

Leave a Comment





Hotline: 0901 24 77 88