5 Điều các bậc phụ huynh cần hiểu rõ hơn về tế bào gốc máu cuống rốn
5 Điều các bậc phụ huynh cần hiểu rõ hơn về tế bào gốc máu cuống rốn
Trong bài viết này, Bác sĩ Murugan Nandagopal, Nhà khoa học cấp cao và Tổng giám đốc tại LifeCell International, nói về các lợi ích của việc lưu trữ máu cuống rốn và đồng thời giải thích tại sao đây là một cân nhắc quan trọng cho các bậc phụ huynh tương lai.
Tế bào gốc cuống rốn là gì? Có an toàn khi sử dụng trong tương lai?
Máu cuống rốn là máu còn lại trong nhau thai và dây rốn sau khi em bé chào đời. Nó chứa các tế bào gốc tạo máu có tầm quan trọng trong việc điều trị các bệnh lý như ung thư, suy giảm miễn dịch và các rối loạn di truyền. Những tế bào gốc này sở hữu các đặc tính độc nhất khiến chúng khác biệt với những tế bào khác trong cơ thể, chẳng hạn như khả năng phân chia và tự làm mới trong một thời gian dài và tiềm năng phát triển thành các tế bào chuyên biệt.
Tế bào gốc chiết xuất từ máu cuống rốn, được biết đến là tế bào gốc tạo máu, đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến máu như thalassemia, bệnh bạch cầu và hơn thế nữa. Để bảo tồn những tế bào gốc quý giá này, lưu trữ máu cuống rốn bao gồm việc thu thập máu từ dây rốn ngay sau khi sinh, xử lý và bảo quản chúng an toàn để dùng trong tương lai.
Nhu cầu cấy ghép tế bào gốc trên thế giới hiện nay
Với tiềm năng như thế, điều quan trọng là hiểu rõ nhu cầu cấy ghép tế bào gốc ngày càng cao và cách tế bào gốc máu cuống rốn có thể đáp ứng nhu cầu này. Trên toàn thế giới, đang có sự gia tăng về nhu cầu cấy ghép tế bào gốc tạo máu, với xấp xỉ 90,000 ca cấy ghép được thực hiện mỗi năm, con số vẫn tiếp tục tăng. Hơn nữa, đã có sự gia tăng đáng lo ngại các trường hợp ung thư ở trẻ em, chỉ tính riêng Ấn Độ đã chiếm đến gần 50,000 ca bệnh mỗi năm, trong số 300,000 trường hợp ghi nhận được trên toàn cầu. Những yếu tố này góp phần làm tăng nhu cầu cấy ghép tủy xương hiện nay.
Tuy nhiên, tìm người hiến tặng phù hợp có thể là một thách thức, với xác suất thống kê, đặc biệt với các cá nhân thuộc dân tộc Ấn Độ, thấp chỉ tầm 16%, con số rớt xuống chỉ còn vỏn vẹn 0.008% trong các cơ quan đăng ký tại Ấn Độ nơi có ít người hiến tặng hơn một cơ quan đăng ký quốc tế.
5 Lợi ích khi các bậc phụ huynh lưu trữ lại nguồn tế bào gốc máu cuống rốn của trẻ
- Tính sẵn có, đáp ứng kịp thời: Máu cuống rốn được thu thập ngay sau khi sinh, được xét nghiệm và lưu giữ, đảm bảo luôn sẵn sàng khi cần thiết. Việc bảo quản tế bào gốc máu cuống rốn của con bạn loại bỏ nỗi lo ngại khi người hiến rút lui vào phút cuối và tăng tính khả dụng của những người hiến tặng tế bào gốc không liên quan phù hợp.
- Tỷ lệ tương thích cao: Máu cuống rốn đòi hỏi ít thông số phù hợp hơn so với tủy xương người trưởng thành. Việc khớp 6 trên 8 thông số là chấp nhận được trong cấy ghép tế bào gốc máu cuống rốn, khiến nó đơn giản hơn gấp 10-100 lần việc tìm người thích hợp.
- Khả năng truyền nhiễm thấp: Vì máu cuống rốn được thu thập ngay sau khi sinh, được xét nghiệm và bảo quản lạnh, khả năng nhiễm bẩn thấp hơn đáng kể. Ngoài ra, khả năng truyền các tác nhân truyền nhiễm thấp.
- Nguy cơ mắc bệnh mảnh ghép chống lại vật chủ (GVHD) thấp: Cấy ghép máu cuống rốn có rủi ro thấp hơn về GVHD, bệnh lý mà các tế bào gốc được hiến tặng tấn công cơ thể của người nhận. Tình trạng này diễn ra khi tế bào gốc được hiến nhầm lẫn cơ thể người nhận thành yếu tố ngoại lai và tấn công nó.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong: Cấy ghép tế bào gốc lấy từ cuống rốn là một giải pháp an toàn hơn các hình thức cấy ghép khác. Khi so sánh với cấy ghép tế bào gốc tủy xương và máu ngoại vi, sử dụng máu cuống rốn để cấy ghép có liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.
Lưu trữ máu cuống rốn mang lại nhiều lợi ích cho các bậc cha mẹ tương lai và gia đình của họ. Nó cung cấp một dây cứu sinh tiềm năng trong điều trị đa dạng các bệnh lý và rối loạn khác nhau với nguy cơ biến chứng giảm. Ngoài ra, máu cuống rốn được lưu trữ đại diện một nguồn tài nguyên quý giá cho những tiến bộ y học trong tương lai. Trên cương vị bố mẹ bỉm tương lai, điều quan trọng là cân nhắc kỹ lưỡng các lợi ích và đưa ra quyết định sáng suốt suy tính đến nhu cầu y tế tương lai của gia đình bạn.
Nguồn: Thehealthsite.com